Cách khắc phục áo thun bị co rút.
Qua một thời gian sử dụng hoặc mới giặt áo lần đầu nhưng áo thun của bạn bị co rút nhanh chóng. Vậy phải làm thế nào để khắc phục áo bị co rút? Cùng Bí Mật Áo Thun tìm hiểu nguyên nhân và bí kíp xử lý áo không bị co rút trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến áo thun bị co rút
Áo giặt không đúng cách, thời gian sử dụng lâu dài hay bỏ xó gấp quá lâu,…. Đây chính là những nguyên nhân khiến vải áo bị co rút, mất đi form áo ban đầu. Nếu bạn muốn làm áo phông luôn như mới, không bị co lại. Chắc chắn bạn phải hiểu rõ nguyên nhân khiến áo bị co.
Chất liệu vải
Nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến việc áo phông của bạn bị co rút chính là do chất liệu vải. Vải bị co rút thường là vải có nguồn gốc tự nhiên như len, lanh hay bông,…
Sợi của những loại vải này là sự kết hợp của các phân tử khổng lồ. Trong trạng thái tự nhiên, các chuỗi phân tử này cuộn lại hoặc xếp theo nếp cố định. Khi chuẩn bị tiến hành dệt vải, nghệ nhân sẽ phải kéo thẳng sợi vải ra. Do đó, theo tự nhiên, các sợi vải này thường có xu thế tìm cách co lại như ban đầu.
Ngoài ra, khi chuyển trạng thái vải đòi hỏi phải vượt qua rào chắn năng lượng. Vì thế khiến cho các sợi vải bị biến đổi trạng thái. Từ đó, chuỗi phân tử của vải cuộn ngược trở lại.
Nhiệt độ
Nguyên nhân thứ 2 khiến áo bị co rút chính là nhiệt độ. Nhiều người thường xuyên giặt áo bằng máy giặt hoặc dùng máy sấy áo làm khô áo. Khi này, nhiệt độ sấy tác động trực tiếp lên vải áo khiến áo bị co lại quay về trạng thái ban đầu.
Khi sử dụng nhiệt độ cao, các chuỗi phân tử trong vải bị phá vỡ. Làm cho áo bị co lại, nhăn nheo và trở nên bị nhỏ hơn so với form ban đầu.
Ngoài máy giặt và máy sấy thì giặt tay, chúng ta dùng 1 lực quá mạnh hoặc dùng bàn chải chà quá mạnh. Khi đó, áo bị nhăn nheo, biến dạng và đặc biệt co rút lại.
Cách khắc phục áo thun bị co rút
Nắm rõ nguyên nhân khiến áo phông bị co rút, bạn sẽ biết cách khắc phục tình trạng này 1 cách nhanh chóng. Nếu nguyên nhân do chất liệu vải thì hãy chọn những dòng vải phù hợp, không bị co rút. Còn nguyên nhân do nhiệt độ thì bạn hãy hạn chế sấy khô, giặt áo đúng cách.
Với những áo thun bị co rút, Bí Mật Áo Thun sẽ chia sẻ đến bạn những bí kíp giúp cho áo của bạn giãn ra lại. Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau dưới đây.
Bí kíp khắc phục áo bị co rút nhanh chóng
1. Dùng dầu gội dành cho em bé
Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Xả đầy chậu nước với nước ấm để nước ấm làm giãn quần áo. Tránh đổ nước quá nóng khiến áo bị hư hỏng.
- Cho dầu gội đầu của em bé vào chậu nước ấm và khuấy đều cho dung dịch tan ra.
- Ngâm áo vào trong chậu nước ấm khoảng 20 đến 30 phút tùy chất liệu áo.
- Vớt áo và vắt khô nhẹ nhàng.
- Phơi áo trong ánh nắng tự nhiên, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
* Lưu ý : Với phương pháp này, những áo chất liệu cotton hay len sẽ đạt hiệu quả tốt hơn những chất liệu khác. Chất liệu áo như lụa, tơ nhân tạo hay polyester sẽ khó khôi phục hơn.
2. Sấy khô áo
Để khắc phục tình trạng áo bị co rút, bạn có thể áp dụng cách thức sấy khô áo. Cách thức làm như sau:
- Giặt áo bằng tay bình thường.
- Trải 1 chiếc khăn sạch và khô lên 1 mặt phẳng.
- Đặt áo vừa giặt xong lên bề mặt khăn sạch.
- Cuộn từ từ khăn vào áo.
- Khăn sẽ làm giảm lượng nước trên áo.
- Áo không còn chảy nước thì bạn tháo khăn ra.
- Có thể giữ áo trong khăn khoảng 10 phút tùy vào chất liệu vải.
3. Không nên dùng hóa chất tẩy mạnh
Bí kíp để giữ cho áo không bị co rút chính là cách giặt áo. Khi áo bị bẩn, thông thường mọi người thường sử dụng các chất tẩy để loại bỏ những vết bẩn. Tuy nhiên, bạn lại không hề biết rằng chính cách tẩy hóa chất này lại khiến cho áo bị co lại.
Để làm sạch vết bẩn trên áo mà không dùng chất tẩy rửa và không khiến áo bị co rút. Bạn chỉ nên dùng bột giặt tẩy vừa phải. Bạn có thể ngâm áo trong dung dịch 25-30 phút để vết bẩn tan ra. Sau đó, bạn chỉ cần dùng bàn chải mềm làm sạch vết bẩn.
Không dùng chất tẩy mạnh để giặt áo
4. Làm giãn áo thun bằng vật nặng kéo giãn áo thun.
Không cần thực hiện cầu kỳ nhiều bước. Chỉ cần vài vật dụng nặng là đã có thể kéo giãn áo cho bạn.
Bạn hãy làm ướt áo với nước ấm. Sau đó, thực hiện các thao tác tay kéo giãn tại những vị trí muốn kéo. Kế tiếp dùng 6 – 8 vật nặng đè lên tại vị trí các góc như 2 tay áo, gấu áo, cổ áo… sao cho cố định giữ nguyên độ giãn chiếc áo. Cứ giữ nguyên như vậy trong nửa ngày hoặc cả ngày càng tốt.
5. Làm giãn áo thun bằng bàn là :
Bước 1: Ngâm áo thun cùng nước xả khoảng 15 – 20 phút và vắt cho ráo nước. Trong nước xả vải có các thành phần giúp làm mềm vải, ổn định cấu trúc sợi vải bị tổn thương do quá trình giặt giũ. Nhờ vậy quần áo sẽ phục hồi được độ đàn hồi và thấm hút mồ hôi vốn có.
Bước 2: Đặt áo thun lên mặt phẳng có khăn lót phía dưới và dùng bàn là ở mức nhiệt thấp, vừa thực hiện thao tác là vừa kéo áo theo chiều ngược lại.
Bước 3: Tiếp tục để trên mặt phẳng và dùng móc áo hoặc vật nặng để cố định dáng áo và phơi khô tự nhiên.


Như vậy, bài viết trên, Bí Mật Áo Thun đã giới thiệu đến bạn đọc nguyên nhân và các cách khắc phục tình trạng áo bị co rút. Suy cho cùng, để áo giữ được form dáng và độ bền thì chất liệu vải là yếu tố quan trọng.
Do đó, hãy tìm đến những cơ sở cung cấp áo chất lượng cao, chất vải tốt nhất, độ bền cao. Để từ đó, có thể giữ được dáng áo và độ mới cho áo.